Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức phần mềm và dịch ngoài tế bào.
Canxi giữ vai trong truyền dẫn thông tin thứ hai trong hoạt động của cơ thể, nó tham gia toàn bộ các hiện tượng của cơ thể và công năng của tế bào.
Vai trò của Canxi trong cơ thể:
1. Duy trì nhịp đập của tim
2. Kích thích hoạt động co giãn, đàn hồi cơ bắp
3. Thúc đẩy quá trình truyền dẫn thần kinh
4. Tham gia quá trình làm đông máu
5. Kích hoạt các enzyme giảm mỡ máu, phân giải protein
Trong cơ thể con người tồn tại 2 mức nồng độ Canxi theo tỉ lệ: Nồng độ Canxi xương gấp 10.000 lần nồng độ Canxi máu (Xương : Máu = 10000 : 1). Nồng độ Canxi dịch ngoài tế bào gấp 10.000 lần nồng độ Canxi trong tế bào (ngoài tế bào : trong tế bào = 10000 : 1). Trong cơ thể nếu hàm lượng và nồng độ Canxi cũng như hằng số trên có sự thay đổi thì cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sẽ sinh ra bệnh tật.
Nồng độ Canxi trong máu của người lớn bình thường là 9 – 11mg/dl, nếu tụt xuống bằng hoặc nhỏ hơn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, tay chân co giật…Nếu bằng hoặc lớn hơn 13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, có thể sẽ rất nguy hiểm.
Cho nên suy trì nồng độ Canxi máu luôn ổn đinh là điều rất cần thiết cho cơ thể con người. Việc duy trì nồng độ ổn định này được một hệ thống tự động thường xuyên điều tiết.
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới–WHO, nhu cầu Canxi tối thiểu cần thiết cho cơ thể của người trưởng thành là 1000mg/ngày/người. Riêng đặc biệt với phụ nữ có thai, cho con bú thì tỉ lệ này là 1200-1500mg/ngày/người.
Theo kết qủa điều tra mới nhất được công bố T4/2012 của PGS.TS. Lê Bạch Mai (Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia VN) thì hàng ngày người dân VN mới chỉ hấp thu được tối đa khoảng 500mg/ngày/người.
Thực tế trên đã cho thấy tất cả chúng ta đang bị thiếu Canxi trầm trọng.
Khi nhu cầu Canxi hàng ngày không đủ thì nồng độ Canxi trong máu tạm thời giảm xuống. Khi nồng độ Canxi trong máu tụt xuống còn 7mg/dl thì cơ thể sẽ bị co cơ còn gọi là hiện tượng chuột rút. Thông tin này ngay lập tức được truyền qua hệ thần kinh trung ương. Tuyến “cận giáp trạng” nhận được thông tin lập tức tiết ra hoóc-môn tuyến cận giáp (Parathyroid hormone – PTH) thúc đẩy Canxi dạng hợp chất từ xương chuyển thành ion canxi bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng canxi trong máu.
Quá trình điều tiết này diễn ra trong tích tắc, cho nên ta không tự nhận biết được, cơ thể bị chuột rút chỉ sau mấy giây hoặc một hai phút là khỏi.
Do nguồn thức ăn của chúng ta không đủ lượng Canxi cần thiết cho nhu cầu của cơ thể, tuyến cận giáp trạng luôn bị kích thích tiết ra quá nhiều hoóc-môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ Canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ Canxi trong máu tăng cao > 1%, lên đến 13mg/dl, lúc đó cơ thể sẽ bị loạn nhịp tim.
Lúc này, hệ thống điều tiết Canxi máu sẽ phát huy tác dụng, “tuyến giáp trạng” sẽ tiết ra hoóc-môn Calcitonin để chuyển lượng Canxi thừa trong máu tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ Canxi trong máu. Quá trình đó gọi là “Canxi di chuyển”.
Quá trình này tuy giúp ổn định được nồng độ Canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả như sau:
- Nếu Canxi được điều chuyển ra các khớp xương thì sinh ra gai xương, làm thoái hóa, vôi hóa, viêm khớp. Gai xương chèn vào dây thần kinh sẽ sinh ra bệnh tê bì tay chân, bả vai, thần kinh tọa. Gai xương chèn vào mạch máu lên não sẽ sinh ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não, gây đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.
- Nếu Canxi chuyển vào niệu đạo, vào mật, vào thận thì sinh chứng sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, sỏi thận.
- Nếu Canxi chuyển tới tế bào thần kinh thì tế bào thần kinh bị lão hóa, đó là một trong những nguyên nhân gây ra chứng lũ lẫn của người già, suy giảm trí nhớ…
- Nếu Canxi chuyển đến các tổ chức khí quan khác, lúc này nồng độ Canxi trong tế bào và dịch ngoài tế bào có sự biến đổi, dẫn đến tổ chức phần mềm bị xơ cứng, làm cho công năng của nhiều khi quan trong cơ thể bị thoái hóa, suy yếu, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho loài người bị lão hóa sớm.
- Nếu Canxi chuyển vào mạch máu thì sinh chứng xơ cứng động mạch -một trong những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim, huyết áp cao. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong đến 30% và ngày càng cao hơn trong tương lai gần.
- Nếu Canxi chuyển đến da sẽ kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa gây ra nám da.
Đối với trẻ em: Trong thời kỳ sinh trưởng phát dục, do thiếu Canxi, nhẹ thì dẫn đến xương phát triển rất nhỏ, yếu xương, mềm xương. Nặng thì bị còi cọc, chậm lớn, lùn, thậm chí lưng bị cong,…xương dị hình. Răng hình thành chủ yếu ở giai đoạn sau của thai kỳ và thời kỳ sơ sinh, thời kỳ này nếu không chú ý bổ sung Canxi có thể dẫn đến: Răng phát triển dị hình, răng mọc không đều, dễ bị bệnh sâu răng. Một số phụ huynh thương con bị còi cọc, thấp bé…đã tìm thầy tìm thuốc khắp mọi nơi…Nhưng kết quả thu được không đáng kể so với công sức tiền của bỏ ra. Tại sao vậy? Đó chính là vì quý vị hiểu biết chưa đầy đủ về Canxi.
Cho nên có vị phụ huynh xay nhỏ vỏ trứng gà, ép con mình ăn và cho rằng đó là “ bổ sung Canxi”. Các vị có biết đâu rằng: Canxi trong vở trứng gà là dạng hợp chất, cơ thể chỉ hấp thụ được một lượng rất nhỏ, nếu cho con ăn nhiều sẽ rất có hại cho đường tiêu hóa, đôi khi còn rất nguy hiểm.
Có một số người lại cho rằng cứ cho con uống nhiều nước xương hầm là được …Chúng tôi lại xin cho mọi người biết một sự thực: Nửa cân xương hầm với 3 lít nước hàm lượng Canxi chỉ có 6mg, vậy mà nhu cầu của trẻ em là 1000 – 1200mg/ngày vậy nên còn thiếu nhiều lắm…
Cho nên còn chúng ta nên cần vứt bỏ nhận thức sai lầm cũ kỹ, nhanh chóng bổ xung Canxi một cách khoa học, hợp lý cho con em mình. Làm cho con em chúng ta khỏe đẹp chóng lớn. Trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 7 – 9 tuổi và 13 – 16 tuổi là thời kỳ phát triển nhất, bổ sung Canxi đầy đủ cho trẻ thời kỳ này là hết sức quan trọng.
Người trưởng thành: Do ăn uống không cung cấp đủ lượng Canxi để duy trì nồng độ Canxi trong máu, do đó hàng ngày Canxi trong xương đều phải “di chuyển” để bổ sung cho máu, dần dần lượng Canxi trong xương bị thất thoát đi rất nhiều gây nên xốp xương, đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh loãng xương.
Theo công trình nghiên cứu khoa học “Sự trung thực của các xác chết” của Tiến sĩ Joel Wallach (Người được đề cử giải Nobel Y học năm 1991), ông đã chỉ ra rằng thiếu Canxi là nguyên nhân dẫn tới hơn 100 các loại bệnh khác nhau.
Vậy làm thế nào để quá trình Canxi di chuyển không diễn ra nữa? Đương nhiên là phải bổ sung Canxi đầy đủ. Bạn nên đến Viện Dinh Dưỡng (cơ sở 2: 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để biết chế độ ăn của mình có cung cấp đủ nhu cầu về can xi cho cơ thể của bạn hay không? và nếu có phải dùng thuốc gì thì sẽ được các chuyên gia tư vấn chính xác.
Nguồn: viendinhduongcoso2 (Theo: Canxi & Sự Sống)
Bình luận từ Facebook
Phản hồi