Ngày nay hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất hay gặp. Ở phương Tây chiếm tới 30%-50% trong tổng số các bệnh nhân đến khám vì các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Ở Việt Nam với việc thay đổi đời sống xã hội và làm việc trong môi trường căng thẳng thì ngày càng có nhiều trường hợp bị Hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn có đặc điểm thay đổi thói quen đi cầu, kèm theo đau bụng mà không có bệnh lý thực thể. Vì đây là một rối loạn không có căn nguyên thực thể do vậy việc chẩn đoán bênh chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không có các xét nghiệm cận lâm sàng nào thực sự hiệu quả. Do vậy việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa vào một số tiêu chuẩn sau:
1. Có cảm giác khó chịu vùng bụng kéo dài lặp đi lặp lại nhiều lần kéo dài ít nhất 3 tháng (có liên quan tới số lần đi cầu và thay đổi độ đặc của phân khi đi đại tiện).
2. Có 2 hay nhiều hơn những dấu hiệu sau đây chiếm ít nhất 25% thời gian:
Những triệu chứng ngoài ruột có thể đi kèm với hội chứng ruột kích thích: mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, nhức đầu, đau lưng, tiểu khó, giao hợp đau hoặc bất lực, phì đại tiền liệt tuyến, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn hoặc những triệu chứng khác.
Các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ mang tính phân biệt với các bệnh lý thực thể.
Việc điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Theo các kết quả điều trị đã thu được thì không thể chữa khỏi hoàn toàn ở hầu hết các trường hợp. Do vậy mà điều trị là điều trị triệu chứng phụ thuộc nhiều vào phán đoán thực tế và theo kinh nghiệm.
Để giúp chọn lựa biện pháp điều trị cụ thể, bệnh nhân nên ghi nhật ký ít nhất là 1 tuần về thời gian và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, hoạt động của ruột và những yếu tố đi kèm. Phương pháp này có thể giúp nhận ra những yếu tố làm bệnh nặng hơn như một vài loại thức ăn, sự không dung nạp lactose, những yếu tố gây Stress khác chưa được lưu ý đến trước đây và giúp xác định những triệu chứng ưu thế (đau, tiêu chảy, táo bón) để điều trị thuốc.
Nguồn: Thủy (Theo Daitrang.vn)
Bình luận từ Facebook
Phản hồi