Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, trừ một số trường hợp đặc biệt. Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường là phòng và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng cấp và mạn tính, cải thiện chất lượng sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong. Trong đó kiểm soát đường huyết là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Trên thế giới, các hiệp hội đái tháo đường cũng đã đưa ra các khuyến cáo về mục tiêu kiểm soát đường huyết. Các mục tiêu này dựa trên các nghiên cứu lâm sàng lớn, đa trung tâm, có đối chứng nhằm đưa ra các mặt lợi ích lớn dựa trên các kết cục lâm sàng như giảm biến cố tim mạch, giảm tỷ lệ tử vong chung, giảm biến chứng cắt cụt chi...Bên cạnh đó các nhà lâm sàng cũng cần chú ý đến biến chứng hạ đường huyết khi kiểm soát đường máu quá chặt chẽ.
Theo khuyến cáo của Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2017 vừa đưa ra có nhiều điểm mới, chỉ số mục tiêu HbA1C được hạ thấp hơn, đã chia ra từng mức kiểm soát từ chặt chẽ đến ít chặt chẽ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Và tương tự các khuyến cáo năm trước ADA 2017 tiếp tục khẳng định cần cá thể hóa mục tiêu, phải tùy từng người bệnh mà áp dụng mục tiêu điều trị phù hợp.[1],[2].
Mục tiêu kiểm soát đường huyết của ADA 2017 cho những bệnh nhân người lớn không mang thai là:
- HbA1c < 7%
- Đường huyết lúc đói 80 – 130 mg/dl (4,4 – 7,2 mmol/L)
- Đường huyết sau ăn < 180 mg/dL (10 mmol/L)
http://benhvien198.vn/muc-tieu-kiem-soat-duong-huyete-cap-nhat-huong-dan-ada-2017
Bình luận từ Facebook
Phản hồi