Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường

Ước tính hiện trên toàn cầu có khoảng 250 triệu người đái tháo đường (ĐTĐ), 344 triệu người bị tiền ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2030 sẽ có đến 366 triệu người bị ĐTĐ và 472 triệu người bị tiền ĐTĐ.

Ước tính hiện trên toàn cầu có khoảng 250 triệu người đái tháo đường (ĐTĐ), 344 triệu người bị tiền ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2030 sẽ có đến 366 triệu người bị ĐTĐ và 472 triệu người bị tiền ĐTĐ. ĐTĐ đã trở thành một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương... Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể khống chế bởi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

ĐTĐ được liệt vào nhóm rối loạn chuyển hóa. Do rối loạn chuyển hóa đường nên bệnh nhân sẽ bị tăng đường huyết, cụ thể là tăng glucose trong máu và đến một mức nào đó sẽ xuất hiện đường niệu tức là có glucose trong nước tiểu. Ở giai đoạn đã muộn này thì các triệu chứng kinh điển là: uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều; đường huyết tăng - có đường trong nước tiểu; bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn tới tàn phế và tử vong.

Để góp phần khống chế đường huyết ở mức bình thường, không gây tăng đường huyết quá mức, không gây hạ đường huyết, đồng thời hạn chế được tăng lipid huyết tương, làm chậm bước tiến của xơ vữa động mạch ở bệnh nhân thừa cân, thì chế độ ăn là biện pháp điều trị và phòng ngừa cơ bản, làm nền tảng cho điều trị lâu dài.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ĐTĐ

Đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Đối với người béo, cần giảm bớt năng lượng.

Đảm bảo cung cấp cân đối năng lượng giữa protein, glucid và lipid theo tỷ lệ: protein = 15 - 20%; glucid = 55 - 60% ; lipid = 30%

Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó có tác dụng làm giảm tăng glucose, cholesterol, tryglycerid.

Dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Quốc tế đã phân loại chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm như sau: chỉ số đường huyết cao là trên 70%; trung bình: 56,69%; thấp: 40 - 55%; rất thấp: nhỏ hơn 40%. Cụ thể:

Lương thực: gạo giã trắng có chỉ số đường huyết 83, gạo giã dối 72, khoai lang 54, khoai sọ 58, cà rốt 50, lạc 19, đậu tương 18...

Quả: chuối có chỉ số đường huyết 53, táo tây 53, xoài 55, nho 43, cam 66, dưa hấu 72.

Sữa: chỉ số đường huyết của sữa gầy 32, sữa chua 52, kem 52.

Bánh: bánh mỳ trắng có chỉ số đường huyết 100, bánh bích quy 50 - 65. Do vậy không nên dùng bánh mỳ.

Đủ vitamin đặc biệt vitamin nhóm B.

Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn.

Thực phẩm nên chọn: gạo lức (gạo giã dối), sữa gầy, các loại thịt nạc, thịt bò, thịt bê, thịt gà bỏ da, các loại cá sông, cá biển ít béo.

Thực phẩm nên tránh: các loại thịt nhiều mỡ: thịt lợn, xúc xích, thịt hun khói, phủ tạng động vật, thịt ngan ngỗng, vịt; các loại cá béo nhiều mỡ (cá tra, cá nheo), cua bể, sò, ngao; các món xào rán; các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), các loại nước ngọt có ga, các loại nước quả có đường; các loại bánh kẹo ngọt...

Mẫu thực đơn cho người lao động bình thường bị đái tháo đường (xem bảng).

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng: 1.700 kcal.

Trong đó: đạm 16% = 55 - 60g; lipid 27% = 45 - 50g; glucid 57% = 235 - 250g , xơ = 30 - 35g.

Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày năng lượng phân phối như sau:

Bữa sáng: 20% năng lượng.

Bữa trưa: 40% năng lượng.

Bữa tối : 40% năng lượng.

Nguồn: BS. Phạm Minh Nguyệt (Theo suckhoedoisong)

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 21973
  • Tổng lượt truy cập 2,778,666