Khi nào thì mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm? Nên cho bé ăn món gì? Và bao nhiêu là đủ mỗi ngày? Để giải tỏa những thắc mắc này của không ít bà mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đã đưa ra thực đơn chi tiết cho bé về loại và lượng thức ăn mà bé nên ăn mỗi ngày từ lúc sơ sinh đến sinh nhật 1 tuổi như hướng dẫn dưới đây.
Bé sơ sinh đến 4 tháng tuổi
- Phản xạ của bé: Phản xạ tự nhiên của các bé trong tầm tuổi này là tìm núm vú của mẹ khi muốn ăn.
- Thức ăn: Chỉ cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Lời khuyên: Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển, vì vậy thức ăn dặm chưa thích hợp với các bé trong tầm tuổi này, chỉ nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
- Phản xạ của bé: Con của bạn có thể chưa có được tất cả các biểu hiện sau. Dưới đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bé để bắt đầu thời gian ăn dặm:
+ Có thể ngẩng đầu dậy
+ Ngồi được trong ghế có tựa lưng
+ Có biểu hiện nhai
+ Cân nặng có thể tăng gấp đôi khi mới sinh
+ Thích thú với thức ăn
+ Biết ngậm miệng xung quanh một chiếc muỗng hoặc thìa
+ Đang mọc răng
- Thức ăn:
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột
+ Thức ăn xay nhuyễn (như khoai lang, bí, táo, chuối, đào, hoặc lê) hoặc ngũ cốc tăng cường chất sắt.
- Số lượng mỗi ngày:
+ Khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy thử với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn xay nhuyễn hoặc ngũ cốc, có thể trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê (1 muỗng cà phê = 5ml) sữa mẹ hoặc sữa bột (rất lỏng và dễ ăn cho bé) mỗi ngày.
+ Khi bé quen dần, có thể tăng lên 1 muỗng canh (1 muỗng canh = 15ml) thức ăn xay nhuyễn, hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột, 2 lần/ ngày. Nếu cho bé ăn ngũ cốc, bạn có thể làm đặc dần bằng cách giảm lượng nước pha.
Lời khuyên: Nếu em bé của bạn không ăn ngũ cốc lần trong đầu tiên, hãy kiên trì thử cho bé ăn lại trong vài ngày kế tiếp.
Bé từ 6 đến 8 tháng tuổi
- Phản xạ của bé: Tương tự với các phản xạ của bé từ 4 đến 6 tháng tuổi
- Thức ăn:
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột
+ Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch)
+ Trái cây xay nhuyễn hoặc ép nước (chuối, lê, táo, đào)
+ Rau xay nhuyễn hoặc ép (bơ, cà rốt nấu chín, bí, và khoai lang)
+ Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò)
+ Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu phụ, đậu lăng, và đậu đỏ)
- Số lượng mỗi ngày:
+ 3-9 muỗng canh ngũ cốc (1 muỗng canh = 15ml ), cho ăn làm 2 đến 3 lần
+ 1 muỗng cà phê (5ml) trái cây, tăng dần lên 1/4 rồi đến 1/2 chén (1 chén = 240ml), cho ăn làm 2 đến 3 lần
+ 1 muỗng cà phê (5ml) rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén, cho ăn làm 2 đến 3 lần
Lời khuyên: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).
Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi
- Phản xạ của bé: Tương tự với bé từ 6 đến 8 tháng tuổi, ngoài ra bé còn có thêm các dấu hiệu sau:
+ Biết cầm nắm đồ chơi bằng ngón cái và ngón trỏ
+ Có thể chuyển đồ đang cầm từ tay này sang tay khác
+ Mọi thứ cầm được trong tay bé đều có thể đưa lên miệng
+ Di chuyển hàm giống như đang nhai thứ gì đó
- Thức ăn:
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột
+ Một lượng nhỏ pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không ăn sữa bò cho đến khi 1 tuổi)
+ Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
+ Các loại trái cây và rau quả nghiền (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang)
+ Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)
+ Một lượng nhỏ protein (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, đậu nấu chín và nghiền, đậu Hà Lan, đậu đen)
- Số lượng mỗi ngày :
+ 1/4 đến 1/3 chén sữa (1 chén = 240ml)
+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt
+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây
+ 1/4 đến 1/2 chén rau
+ 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm protein
Lời khuyên: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).
Bé từ 10 đến 12 tháng tuổi
- Phản xạ của bé: tương tự với bé từ 8 đến 10 tháng tuổi, ngoài ra bé còn có thêm các dấu hiệu sau:
+ Nuốt thức ăn dễ dàng hơn
+ Có nhiều răng
+ Không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi
- Thức ăn:
+ Sữa mẹ hoặc sữa bột
+ Pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không cho bé sữa bò cho đến khi 1 tuổi)
+ Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
+ Trái cây xắt hạt lựu, hoặc khoai tây nghiền
+ Rau cắt nhỏ vừa miệng, nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)
+ Protein (trứng, thịt băm hoặc xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, nấu chín và đậu nghiền)
+ Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)
- Số lượng mỗi ngày:
+ 1/3 chén sữa (1 chén = 240ml)
+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt
+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây
+ 1/4 đến 1/2 chén rau
+ 1/8 đến 1/4 thực phẩm kết hợp ly
+ 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm protein
Lời khuyên: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).
Nguồn: Theo afamily
Bình luận từ Facebook
Phản hồi