Béo phì hiện đang là “đại dịch”, nhất là ở trẻ em. Do cha mẹ quá chăm chút bồi dưỡng hoặc cho trẻ ăn uống tự do, chế độ ăn uống bất hợp lý, thiếu cân bằng là những nguyên nhân làm cho trẻ béo phì. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu giúp bạn giảm béo cho trẻ?
Không cho trẻ ăn kiêng
Bạn cần tránh bắt trẻ ăn theo bất cứ chế độ ăn kiêng kham khổ nào cả vì nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ có khuynh hướng khác hẳn so với người lớn. Khi bạn bắt trẻ ăn kiêng có nghĩa là gián tiếp hạn chế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng như ngăn chặn sự phát triển về thể chất và sức khoẻ của trẻ. Bạn cần chuẩn bị phần ăn nhẹ cung cấp nhiều calori vừa phải, ít chất béo khi trẻ có nhu cầu ăn vặt vào các bữa chính. Bạn cũng cần tìm hiểu bữa ăn trưa ở trường của trẻ, nếu không an tâm bạn có thể chuẩn bị một bữa trưa cho trẻ mang theo. Như thế, bạn đã hạn chế một số thức ăn có nguy cơ chứa chất gây béo phì cho trẻ.
Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều vitamin, thân củ và các loại rau tươi
Đây là những loại thực phẩm có tác dụng giúp trẻ chịu đựng được cảm giác đói bụng và hấp thụ chậm do chứa ít năng lượng và ít chất béo. Sau khi ăn xong, trẻ cảm thấy dễ tiêu, giúp cơ thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cần khuyến khích trẻ ăn chậm và nhai kỹ. Điều này sẽ giúp trẻ kịp nhận thấy cảm giác no bụng và ngừng ăn trước khi trẻ quá no. Nếu trẻ không chịu ăn rau quả, cần gợi cho trẻ thích ăn rau và trái cây bằng những cách nấu khác lạ và trình bày sao cho hấp dẫn hơn.
Ăn ngọt vừa phải
Tiêu thụ nhiều thức ăn có đường là điều không tốt đối với trẻ nhỏ vì dễ gây sâu răng, béo phì… Nhưng thật ra, những thức ăn như kẹo, bánh… khi được chế biến từ thành phần như sữa, bơ, trứng… ngoài thành phần đường vốn có chúng còn mang lại một số dưỡng chất có lợi cho cơ thể chẳng hạn như chất đạm, chất béo. Có một vài chủng loại bánh kẹo còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác như vitamin, lysin, canxi… đặc biệt là trong các loại bánh kẹo cao cấp.
Hạn chế thức uống nhẹ
Số trẻ mắc bệnh béo phì do dùng các thức uống nhẹ, nhất là nước soda ngày càng gia tăng. Vì thế, cần hạn chế thức uống gây hại này.
Thực phẩm fastfood và thực phẩm ăn liền
Trường hợp trẻ béo phì do ăn fastfood ngày càng phổ biến ở trẻ em vì đa phần các món ăn nhanh đều được chế biến từ dầu mỡ nên thừa chất béo, nhiều năng lượng. Nếu cộng thêm calo từ các bữa ăn trong ngày thì năng lượng sẽ cao lên rất nhiều so với nhu cầu cần thiết của một ngày. Nếu ăn thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ trẻ béo phì với hàng loạt các bệnh lý liên quan như rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tiểu đường type 1…
Với trẻ có nguy cơ nhạy cảm với các chất hóa học có trong thực phẩm ăn liền dễ dẫn đến dị ứng, suy dinh dưỡng béo phì… Mì gói do sợi mì ép thành và bột nêm, nhưng mì chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Còn bột nêm có chứa muối, bột ngọt, lượng thịt cá kèm theo nếu có cũng giới hạn. Qua quá trình chế biến cũng đã vơi bớt.
Ngoài ra, sự tích lũy chất dinh dưỡng từ rất sớm dẫn đến nguy cơ trẻ bị béo phì khi lớn lên. Cho trẻ bú mẹ giúp giảm thiểu nguy cơ này ở tuổi đi học khoảng 20% so với trẻ bú sữa hộp.
Tác dụng của sữa mẹ được giải thích, ít nhất cũng do giảm được sự tích lũy trọng lượng dư thừa sự khác nhau của thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ và sữa bột. Lượng prôtêin nạp vào trên ký-lô-gam thể trọng ở trẻ bú sữa bột có khuynh hướng cao hơn trẻ bú sữa mẹ từ 55 đến 80%.
Chính lượng protein dư thừa này là tăng cân ở tuổi thơ và gây béo phì về sau. Đồng thời, để giảm béo phì có kết quả hơn, bạn cần lập kế hoạch rèn luyện nhân thể cho trẻ một cách nghiêm túc nhằm giúp tiêu hao năng lượng thừa của cơ thể. Nói tóm lại, trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, bạn cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, đừng quên các bài tập luyện về thể chất. Những bài tập này cũng cần được thiết kế tùy theo đặc điểm của từng trẻ.
(Theo Monngonvietnam.com)
Bình luận từ Facebook
Phản hồi