Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người suy thận mạn tính. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bệnh nhân suy thận kiểm soát tốt bệnh của mình. Nhiều bệnh nhân luôn căng thẳng không biết nên ăn gì, kiêng gì khi mắc căn bệnh này. Sau đây là gợi ý giúp bệnh nhân suy thận có chế độ ăn uống hợp lí hơn.

Chế độ ăn trong suy thận mạn nhằm mục đích hạn chế tăng urê máu, làm chậm lại tiến  trình suy thận mạn. Nguyên tắc là phải đủ năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, đảm bảo cân bằng nước, điện giải.

Năng lượng: Người lớn: 35-40 kcal/kg/ ngày. Trẻ em: đảm bảo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột và chất béo.

Chất đạm (protein): Chế độ đạm đối với người lớn từ 0,4-0,8g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận. Đối với trẻ em, tùy theo độ tuổi mà có các định lượng khác nhau. Do vậy, cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng đạm quí có nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như các thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt, cá, tôm, sữa...). Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ vì các loại thức ăn này có nhiều kali. Hạn chế các thức ăn có nhiều photphat như gan, bầu dục, trứng... .Tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá, sụn

Chất béo (lipid): Chiếm  20-30% tổng năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no nhiều nối đôi (dầu cá, dầu ô liu, dầu đậu nành...)

Tinh bột (glucid): Nên sử dụng nhiều các các thực phẩm giàu glucid nhưng ít đạm như:  sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, miến dong, bột sắn dây. Không nên ăn nhiều các loại ngũ cốc có nhiều đạm như gạo, mì,... Chỉ ăn từ 100-150g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận. Nên sử dụng các loại đường, mật ong, mật mía, kẹo ngọt.

Đảm bảo cân bằng nước, điện giải: Ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp. Nước: hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu.

Người lớn: (Lượng nước = lượng nước tiểu + 300 đến 500 ml, tùy theo mùa).

Trẻ em: (Lượng nước = lượng nước tiểu +  35 - 45ml/kg, tùy theo mùa)

Hạn chế các thực phẩm có nhiều kali như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đặc biệt các loại quả khô và hạt khô. Rau tươi có nhiều kali nhưng có thể luộc 2-3 lần  bỏ nước. Trong trường hợp tiểu ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau và quả, đề phòng tăng kali máu.

Bổ sung đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu: Sắt, vitamin B12, acid folic, vitaminB6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho bữa ăn.

Nguồn:suythanman.vn

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 74
  • Tổng lượt truy cập 5,983,308