“Thiết kế” thực đơn ngày Tết cho bệnh nhân tiểu đường

“Thiết kế” thực đơn ngày Tết cho bệnh nhân tiểu đường

Với người bệnh tiểu đường, việc “ăn Tết” sao cho vui mà vẫn khoẻ thật không dễ khi đa phần các món ăn truyền thống đều “gây khó” trong việc đảm bảo đường huyết ổn định.

Những “thách thức” ngọt ngào…

Có một thực tế là số bệnh nhân tiểu đường nhập viện sau mỗi dịp Tết nguyên đán năm sau luôn tăng hơn năm trước và có không ít trường hợp bệnh nhân ở trong trạng thái hôn mê nguy kịch do đường máu tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức. Hơn thế, cứ sau Tết là người tiểu đường thấy các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát nước, gày sút càng biểu hiện rõ ràng hơn.

Sở dĩ có tình trạng đó là do những ngày Tết, cuộc sống người bệnh bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường: ăn, ngủ không đúng giờ, ăn vặt do phải tiếp khách liên tục, quên uống thuốc, thậm chí có thể hết thuốc mà chưa kịp mua, uống bia rượu, cà phê, thuốc lá.

Ngoài ra, người bệnh còn phải ăn nhiều hơn ngày bình thường, mà hầu hết các món ăn phổ biến dịp Tết đều chứa rất nhiều tinh bột, chất béo. “Đến hẹn lại lên”, Tết Ất Mùi lại thêm một lần nữa “thách thức” bản lĩnh của người bệnh tiểu đường.

Cách “hoá giải” đơn giản

Tiêu chí để “thiết kế” được thực đơn lý tưởng trong những ngày Tết cho bệnh nhân tiểu đường là lựa chọn những loại thức ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp để sau khi ăn, đường huyết của người bệnh không bị tăng đột ngột.

Nhóm tinh bột: Với bánh chưng, bánh tét - món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết, người bệnh nên chọn loại bánh cỡ nhỏ, nhân ít thịt mỡ. Thay vì ăn cơm, xôi, người bệnh nên ăn các chế phẩm như mì, bún…

Nhóm đạm: Nên hầm xương cục cho các món canh hầm, hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò. Hạn chế tuyệt đối ăn các phủ tạng động vật. Có thể ăn các loại nem rán, nhưng tăng lượng rau củ và giảm lượng miến để hạn chế chất đường.

Nhóm rau củ quả: Nên ăn nhiều loại rau xanh như: bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Hoa quả thì nên lựa chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

Nhóm đồ ngọt, giải khát: Cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hạt dưa, hạt bí nên ăn số lượng ít, nên chuyển qua bánh mặn và bánh kẹo dành cho người tiểu đường.

Nên mua rượu vang đỏ, ngày uống tối đa 200ml. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người tiểu đường.

“Thiết kế” thực đơn ngày Tết cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, để duy trì đường huyết, người bệnh tiểu đường nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường: ăn đúng bữa, luyện tập nhẹ nhàng và nhớ uống thuốc. Đồng thời, để có những ngày Tết vui vẻ, an toàn, kết hợp với việc dùng thuốc Tây, người bệnh nên sử dụng đều đặn hạnh nhân, quả la hán…và đặc biệt là sản phẩm chiết xuất từ dây thìa canh, để hạ và ổn định đường huyết, giảm cholesterol, trigricerid, ngăn ngừa biến chứng do lượng đường hấp thu vào máu bị “ngăn lại” tới 6 - 7 phần.

Các thức ăn ngày Tết thường chứa nhiều cholesterol, nhiều tinh bột, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các biến chứng như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ dây thìa canh sẽ giúp ngăn cản hấp thu glucose, tăng bài tiết cholesterol nên sẽ hạn chế được tối đa những biến chứng thường gặp trong ngày Tết.

 

Nguồn: Theo Kim Anh (Dantri.com.vn)

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 20838
  • Tổng lượt truy cập 2,939,601