Lượng đường an toàn dành cho trẻ em?

Lượng đường an toàn dành cho trẻ em?

Chúng ta đã biết, lượng đường cao trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ có liên quan tới bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Những thức ăn, thực phẩm dành cho trẻ em thường được bổ sung thêm đường để tăng hương vị và kích thích vị giác của trẻ. Lượng tiêu thụ đường trung bình ở trẻ em hiện nay đang ở mức khá cao. Và đó chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này có thể được chứng minh thông qua tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở đối tượng thanh thiếu niên và người mới trưởng thành có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, trước đây tiểu đường tuýp 2 chưa từng phát hiện thấy ở đối tượng trung tuổi. Ngoài ra, sự gia tăng tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ tim mạch ở thanh thiếu niên và người mới trưởng thành là hồi chuông cảnh báo cho các nhà chuyên gia sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh tim mạch ở lứa tuổi nhỏ hơn thông thường.

Vậy sử dụng lượng đường bao nhiêu là phù hợp cho trẻ? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, không nên bổ sung đường cho tất cả những trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên hạn chế đường ít hơn 25 gram mỗi ngày (tương đương với 6 thìa cà phê hoặc 100 calo mỗi ngày). Lượng đường khuyến cáo nên dùng này ít hơn 1/3 lượng đường trung bình tiêu thụ mỗi ngày của trẻ em hiện nay.

Đường có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng, đường đơn, đường đôi hay đường đa. Nhưng khi vào đến cơ thể nó được cắt thành các đường đơn, chủ yếu là glucose và fructose. Đường được hấp thu đưa đến gan. Glucose kích thích bài tiết insulin, chuyển hóa glucose tại các tế bào cơ và mỡ, làm tăng sản phẩm là các axit béo trong tế bào mỡ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Trái ngược với nó, fructose không kích thích tiết insulin như glucose. Thay vào đó, fructose ở trong gan là nguyên nhân tạo ra các axit béo bão hòa, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Do vậy, sử dụng quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu như:

  • Béo phì: Theo các nghiên cứu, sử dụng nhiều đường có liên quan đến mắc bệnh béo phì ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Nếu trẻ em trước 2 tuổi ăn nhiều đường sẽ có khả năng phát hiện bệnh béo phì sớm khi trẻ tầm 6 tuổi.
  • Cao huyết áp: Các nghiên cứu dịch tễ học khuyến cáo tiêu thụ nhiều đường liên quan đến cao huyết áp ở thanh thiếu niên. Còn theo một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng đã chỉ ra, khẩu phần ăn chứa nhiều thành phần fructose liên quan đến tăng áp lực mạch máu ở trẻ em và trẻ mới trưởng thành.
  • Rối loạn lipid: Giống như người lớn, trẻ em sử dụng nhiều đường gây tăng nồng độ triglyceride, giảm nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt), qua đó làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch.
  • Tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2: Đó là lời cảnh cáo của các chuyên gia khi trẻ ăn quá nhiều đường do ở những trẻ em thừa cân thường có tình kháng kháng insulin (nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2)

Trước những tác hại nghiêm trọng do việc sử dụng đường quá nhiều trong khẩu phần ăn khiến các bậc phụ huynh càng thận trọng hơn khi lựa chọn những thực phẩm cho con mình. Lời khuyên hữu ích đến từ các chuyên gia trong Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nên tránh các loại nước giải khát, có gas, nước tăng lực, nước thể thao vì chúng không chứa lượng calo như chúng ta mong muốn mà trái lại chúng chỉ mang lại những hậu quả và tác hại nghiêm trọng. Trẻ em luôn là một đối tượng quan tâm đặc biệt của xã hội, do vậy cần quan tâm, lưu ý, chăm sóc tới chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển thể chất, tinh thần bình thường và toàn diện.

Nguồn: CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 2758
  • Tổng lượt truy cập 5,977,233