Vì sao trẻ kém hấp thu dưỡng chất?

Vì sao trẻ kém hấp thu dưỡng chất?

Thực tế cho thấy: Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Trẻ cũng có thể bị chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu nhiều vi chất ở trẻ nhỏ.Thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh về đường hô hấp.

Nguyên nhân hấp thu kém ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu như cha mẹ cho ăn bổ sung không đúng cách, quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không cân đối, chế biến không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc do trẻ suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, dễ thấy hơn cả là do trẻ bị thiếu các enzyme tiêu hóa khiến việc tiêu hóa thức ăn kém và thiếu vi chất Kẽm, Selen dẫn tới kém hấp thu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.

- Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.

- Trẻ mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc

- Trẻ biếng ăn, sút cân, hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân

Những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… nên đôi khi nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bé, phụ huynh nên đưa bé đến các Viện, Bệnh viện để được thăm khám, tư vấn dinh dưỡng ngay khi trẻ có các biểu hiện kể trên.

Thiếu kẽm, selen là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất
Thiếu kẽm, selen là nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất

Làm thế nào để trẻ hấp thu tốt?

Đẻ cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Cho trẻ ăn đủ lượng: Nên cho trẻ ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này nhưng lại thiếu với trẻ kia. Vì thế, phụ huynh cần linh động để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.

Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ, cân đối các chất đạm, béo, đường bột, rau xanh… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó tiêu hóa, hấp thu hết.

Ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngàyvà đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

Không cho trẻ ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột loãng, còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Còn trẻ 10 tháng thì bên cạnh sữa mẹ, chỉ nên ăn ngày 3 lần cháo, mỗi bữa 2/3 bát con.

Ngoài ra, phụ huynh cần tăng cường vận động cho trẻ bằng cách năng xoa bóp, vận động hàng ngày; nên cho bé đi khám dinh dưỡng tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, địa chỉ 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy hoặc số 2 Yersin, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp hoặc  nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm enzyme tiêu hóa, hay cốm vi sinh cùng Kẽm, Selen nguồn gốc thực vật; các dạng siro làm từ thiên nhiên giàu vi chất như: Sắt, Kẽm, Iot, L- Lysine, Vitamin D3, Vitamin nhóm B: B1, B2, B3, B6…. Đặc biệt, cần thay đổi thực phẩm thường xuyên nhưng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân tốt hơn.

 

PGS.TS. Bác sỹ Nguyễn Thị Lâm

Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 140
  • Tổng lượt truy cập 5,983,380