Cung cấp dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật ung thư

Cung cấp dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật ung thư

"Nên ăn gì để lên cân và có thêm sức khỏe sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u?" là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân ung thư đặt ra tại chương trình "Vượt qua chán ăn, chiến thắng ung thư" vừa qua.

Chương trình do Hội dinh dưỡng Việt Nam tổ chức dưới sự tài trợ của nhãn hàng ProSure (Abbott Mỹ) cuối tháng 8.

"Nên ăn gì sau phẫu thuật ung thư?" là câu hỏi được nhiều bệnh nhân dành cho bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Bệnh nhân dễ đối mặt với chán ăn sau phẫu thuật

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy, sau phẫu thuật cắt khối u, người bệnh vẫn còn cảm giác đau, mệt mỏi vì mất máu, mất dịch... kèm với tình trạng cơ thể đã suy kiệt vì ung thư. Những bệnh nhân cắt khối u liên quan đến đường tiêu hóa như khối u ở hầu, họng, thực quản, dạ dày, ruột… thì lại càng khó khăn hơn trong ăn uống. Các nguyên nhân này dễ khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa. Nếu không được chăm sóc dinh dưỡng tốt sau phẫu thuật, họ có thể không đủ sức khỏe để đáp ứng với các điều trị ung thư đặc hiệu tiếp theo.

Bảo đảm bữa ăn sau phẫu thuật

Tiến sĩ, bác sĩ Ngân Tâm cho biết có một số nguyên tắc cần chú ý trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật:

- Tuân thủ chỉ định cho ăn của bác sĩ phẫu thuật.

- Khi bắt đầu ăn nên ăn thức ăn lỏng, ít dầu mỡ nhưng lượng đạm (thịt) tương đối đầy đủ, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), mỗi bữa cách nhau 3 tiếng.

- Nếu bệnh nhân bị đầy bụng, cảm giác buồn nôn hoặc có nôn ít, nên cố gắng cho ăn mỗi lần một chút (vài muỗng cháo), nhưng lưu ý uống đủ nước. Đối với bệnh nhân phẫu thuật ở đường tiêu hóa, như sau cắt dạ dày, dễ có cảm giác mệt đột ngột, vã mồ hôi sau khi ăn. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên ăn chậm, tránh ăn hay uống thực phẩm chứa nhiều đường và nằm khoảng hơn 30 phút, tránh ngồi và đứng lên ngay sau ăn.

- Nếu buồn nôn hay nôn nao vào buổi sáng, một số loại thuốc chống nôn có thể giúp dễ chịu hơn.

- Những ngày sau đó nếu dung nạp thức ăn tốt hơn, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ thì tăng dần lượng thức ăn cho người bệnh mỗi bữa, ăn đa dạng các thực phẩm khác nhau, nếu ăn ít thì có thể bổ sung sữa. Trong đó, chúng ta nên chọn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng, năng lượng cao vì người bệnh sau mổ yếu và thường không ăn được nhiều.

Dinh dưỡng cao là giàu chất đạm (protein), nhưng không quá cao (quá đậm đặc, nhiều mỡ) dễ gây khó tiêu. Người nhà bệnh nhân cũng nên chọn thực phẩm có chứa EPA (một loại axit béo omega-3) như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ... vì EPA góp phần làm giảm viêm gây tiêu năng lượng quá mức, cũng như kích thích cảm giác thèm ăn.

Trừ khi có chống chỉ định của bác sĩ, nếu không, người bệnh nên đi lại hoặc ngồi dậy (nếu không đi được) sớm, để tránh ứ đọng đàm nhớt, dịch, dễ gây nhiễm khuẩn; tránh teo cơ chân do nằm lâu và giúp cho dạ dày, ruột co bóp tốt hơn, dễ tiêu hóa thức ăn hơn và không bị táo bón.

 

Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm
Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 1985
  • Tổng lượt truy cập 5,982,477