Chế Độ Dinh Dưỡng khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư

Chế Độ Dinh Dưỡng khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư

Chế Độ Dinh Dưỡng khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư

Chế Độ Dinh Dưỡng khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư

Ung thư và các phương pháp điều trị có thể gây ra những phản ứng phụ liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Ăn những loại thực phẩm thích hợp trước, trong, và sau khi điều trị sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và sống mạnh mẽ hơn. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, bệnh nhân cần ăn và uống đủ các loại thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu (các loại vitamin, khoáng chất, protein, carbonhydrate, chất béo và nước). Những triệu chứng gây trở ngại cho việc ăn uống như biếng ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đau miệng, khó nuốt, và đau đớn.

Cảm giác ngon miệng, nếm mùi, vị, và khả năng ăn đủ chất hoặc hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm có thể bị ảnh hưởng. Sự suy dinh dưỡng (thiếu những chất dinh dưỡng chính) có thể khiến bệnh nhân yếu đi, mệt mỏi, không thể chống lại các nhiễm trùng hoặc không thể chịu đựng được các biện pháp trị liệu ung thư. Thức ăn chứa quá ít protein và calory là vấn đề dinh dưỡng thường gặp nhất ở các bệnh nhân ung thư. Protein và calori đóng vai trò quan trọng trong việc chống chọi với những nhiễm trùng, và cung cấp năng lượng.

Những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thường gặp.

Chứng biến ăn – Một số bệnh nhân bị biếng ăn khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư lan rộng đều bị chứng biến ăn.

Chứng suy mòn – là hội chứng hao mòn khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và giảm cân. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân có khối u ở phổi, lá lách và ống ruột-dạ dày.

Tác Động của Ung Thư đến Chế Độ Dinh Dưỡng

Ung thư có thể thay đổi cách cơ thể sử dụng thức ăn.

Các khối u có thể sản sinh ra các chất hoá học làm thay đổi cách cơ thể sử dụng một số chất dinh dưỡng cụ thể. Việc sử dụng protein, carbohydrates và chất béo có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là do tác động của các khối u trong dạ dày và ruột.

Thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ung thư và những tác dụng phụ có thể dẫn đến việc giảm cân.

Điều trị sớm các triệu chứng ung thư và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống và nguyên nhân gây giảm cân đóng vai trò rất quan trọng. Cả liệu pháp dinh dưỡng và thuốc men có thể giúp bệnh nhân duy trì được cân nặng bình thường.

Tác Động của Việc Điều Trị Ung Thư đến Chế Độ Dinh Dưỡng

Tác Động của Việc Giải Phẫu đến Chế Độ Dinh Dưỡng

Giải phẫu làm tăng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể. Cơ thể cần thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng để chữa lành vết thương, chống lại nhiễm trùng, và hồi phục sau giải phẫu. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trước khi giải phẫu sẽ dễ có các biến chứng trong quá trình hồi phục, như khó chữa lành vết thương hoặc nhiễm trùng.

Tác Động của Hoá Trị đến Chế Độ Dinh Dưỡng

Trị liệu hoá trị có thể ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể.
Hoá trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách dùng thuốc để ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào hoặc ngăn các tế bào phân chia. Bởi hoá trị nhanh chóng ngăn chặn được việc phân chia các tế bào nên cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh. Chúng gồm những tế bào trong miệng và đường tiêu hoá.

Tác Động của Việc Cấy Ghép Tủy Xương và Tế Bào Gốc đến Chế Độ Dinh Dưỡng

Bệnh nhân được ghép tủy xương và tế bào gốc có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.
Việc cấy ghép tủy xương và tế bào gốc là phương pháp thay thế những tế bào tạo huyết đã bị phá huỷ trong quá trình điều trị ung thư bằng cách sử dụng liệu pháp xạ trị hoặc hoá trị liều cao. Các tế bào gốc (các tế bào huyết chưa hoàn thiện) được lấy từ tủy xương của bệnh nhân hoặc những người hiến tặng và được bảo quản đông lạnh. Sau khi hoàn tất quá trình hoá trị xạ trị, những tế bào gốc được rã đông và được đưa vào cơ thể của bệnh nhân. Sau một thời gian ngắn, những tế bào gốc này phát triển (và phục hồi) những tế bào huyết của cơ thể. Các liệu pháp hoá trị, xạ trị và điều trị bằng thuốc dùng trong quá trình cấy ghép tế bào có thể gây nên những tác dụng phụ khiến bệnh nhân khó ăn và khó tiêu hoá thức ăn như thường lệ.

 

Lợi ích và rủi ro của chế độ dinh dưỡng hỗ trợ có tác động khác nhau đối với từng bệnh nhân.

Khi quyết định dùng những biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng thì nên cân nhắc những yếu tố sau:

  • Liệu chất lượng cuộc sống có được cải thiện?
  • Lợi ích có nhiều hơn những rủi ro và chi phí không?
  • Có được thỉnh nguyện từ không? Thỉnh nguyện từ là một văn bản hướng dẫn về điều khoản cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc giấy uỷ quyền trong trường hợp một cá nhân không còn khả năng đưa ra các thỉnh nguyện của mình.
  • Mong muốn và nhu cầu của người thân trong gia đình là gì?

Bệnh nhân ung thư và những người chăm sóc họ có quyền đưa ra các quyết định cần được thông báo. Đội ngũ chăm sóc sức khoẻ, theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng có đăng ký hành nghề, sẽ thông báo cho bệnh nhân và những người chăm sóc họ về những lợi ích và rủi ro trong việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng. Trong hầu hết các trường hợp, tỷ lệ rủi ro thường cao hơn lợi ích. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân vẫn có chất lượng cuộc sống tốt nhưng gặp phải những khó khăn về thể chất khiến không họ không thể hấp thụ thức ăn và nước qua đường miệng, thì việc cung cấp thức ăn bằng ống dẫn là phù hợp. Các biện pháp hỗ trợ bên ngoài ruột thường không thích hợp. Ưu và nhược điểm của việc cung cấp dinh dưỡng qua đường ruột gồm:

Benefits

Những hướng dẫn hiện nay đối với việc nâng cao sức khoẻ tổng quát bao gồm:

  • Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng với lượng calori hạn chế.
  • Duy trì cân nặng của cơ thể khoẻ mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.
  • Ít ăn chất béo và tránh axít béo.
  • Thường xuyên chọn những loại trái cây giàu chất xơ, rau củ và ngũ cốc.
  • Ăn ít thức ăn có lượng muối cao. Chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali (như chuối, rau bina và khoai tây).
  • Những ai thích những thức uống có chứa cồn nên uống điều độ Một số bệnh nhân hoàn toàn không nên sử dụng thức uống có cồn.
  • Giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, trữ và ăn uống.

Ngăn Ngừa Ung Thư

Lựa chọn thực phẩm tốt và duy trì các hoạt động thể chất sẽ giúp giảm bớt nguy cơ ung thư. Hội Ung thư Mỹ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ đã đưa ra những chỉ dẫn ngăn ngừa ung thư tương tự nhau.

Những hướng dẫn về chế độ ăn uống và luyện tập thể dục sau có thể giúp giảm nguy cơ ung thư:

  • Ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn ít nhất 5 loại rau quả mỗi ngày. Bao gồm đậu trong chế độ ăn kiêng và ăn các sản phẩm chế biến từ các loại hạt (như ngũ cốc, bánh mì, và mì ống) một vài lần mỗi ngày.
  • Chọn thực phẩm ít chất béo.
  • Chọn thực phẩm có hàm lượng muối thấp.
  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Vận động vừa phải ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần.
  • Hạn chế thức uống có cồn.
  • Chế biến và trữ thức ăn an toàn.
  • Không dùng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.

Hiện có những nguồn hỗ trợ nào?

CanHOPE, một chương trình của ParkwayHealth, cùng với đội ngũ bác sĩ đa chuyên ngành cố gắng đưa ra một phương pháp tổng thể nhằm chăm sóc bệnh nhân ung thư mà không phải trả thêm một chi phí nào cả. Các chuyên gia tư vấn sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn ung thư qua email và đường dây nóng để trợ giúp về tâm lý và tinh thần cho tất cả các bệnh nhân và người chăm bệnh để giúp họ đối đầu với bệnh ung thư một cách có hiệu quả. Có thể sắp xếp dịch vụ tư vấn trực tiếp.

Bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ & công chúng cũng có thể thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về ung thư, các xét nghiệm tầm soát liên quan, các phương pháp chữa trị và được giới thiệu đến các dịch vụ điều trị ung thư thích hợp, nguồn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và phục hồi, tư vấn về những tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư, chiến lược đối mặt, chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
facebook

Lượt truy cập
  • Hôm nay 7026
  • Tổng lượt truy cập 2,789,332